Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

Sử dụng Wireshark để phân tích gói dữ liệu trong hệ thống mạng

Wireshark, hay còn gọi là Ethereal, công cụ này có lẽ không quá xa lạ với phần lớn người sử dụng chúng ta, vốn được xem là 1 trong những ứng dụng phân tích dữ liệu hệ thống mạng, với khả năng theo dõi, giám sát các gói tin theo thời gian thực, hiển thị chính xác báo cáo cho người dùng qua giao diện khá đơn giản và thân thiện. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn một số đặc điểm cơ bản cũng như cách dùng, phân tích và kiểm tra hệ thống mạng bằng Wireshark.
Các bạn có thể tải Wireshark phiên bản mới nhất tại đây hoặc trực tiếp tại trang chủ. Nếu dùng Linux hoặc các hệ thống UNIX khác thì có thể tìm thấy Wireshark trong phần Package Repositories. Ví dụ, với Ubuntu thì Wireshark sẽ có ở trong Ubuntu Software Center. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý rằng không nên tự tiện sử dụng, vì có công ty, tổ chức hoặc doanh nghiệp không cho phép dùng Wireshark trong hệ thống mạng của họ.

Capturing Packets:

Sau khi cài đặt, các bạn hãy khởi động chương trình và chọn thành phần trong Interface List để bắt đầu hoạt động. Ví dụ, nếu muốn giám sát lưu lượng mạng qua mạng Wireless thì chọn card mạng Wifi tương ứng. Nhấn nút Capture Options để hiển thị thêm nhiều tùy chọn khác:
Capturing Packets
Ngay sau đó, chúng ta sẽ thấy các gói dữ liệu bất đầu xuất hiện, Wireshark sẽ “bắt” từng gói – package ra và vào hệ thống mạng. Nếu đang giám sát thông tin trên Wireless trong chế độ Promiscuous thì sẽ nhìn thấy các gói dữ liệu khác trong toàn bộ hệ thống:
Nếu muốn tạm ngừng quá trình này thì các bạn nhấn nút Stop ở phía trên:
nhấn Stop để ngừng hoạt động
Tại đây, chúng ta sẽ thấy có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm: xanh lá cây, xanh da trời và đen. Wireshark dựa vào cơ chế này để giúp người dùng phân biệt được các loại traffic khác nhau. Ở chế độ mặc định, màu xanh lá cây là traffic TCP, xanh da trời đậm là traffic DNS, xanh da trời nhạt là traffic UDP và màu đen là gói TCP đang có vấn đề.
các màu sắc khác nhau
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn và ví dụ cơ bản của Wiki Wireshark tại đây. Mở 1 file capture khá dễ dàng, nhấn nút Open và trỏ tới file gốc, người dùng còn có thể tự lưu dữ liệu capture trong Wireshark và sử dụng sau đó:

Filtering Packets:

Cách cơ bản nhất để áp dụng filter là nhập thông tin vào ô Filter, sau đó nhấn Apply hoặc nhấn Enter. Ví dụ, nếu gõ dns thì chúng ta sẽ chỉ nhìn thấy các gói dữ liệu DNS. Ngay khi nhập từ khóa, Wireshark sẽ tự động hoàn chỉnh chuỗi thông tin này dựa vào gợi ý tương ứng.
Áp dụng filter
Hoặc nhấn menu Analyze > Display Filters để tạo filter mới:
Analyze > Display Filters
Nhấn chuột phải vào từng package và chọn Follow TCP Stream:
nhấn chuột phải > Follow TCP Stream
Chúng ta sẽ thấy toàn bộ quãng thời gian giao tiếp giữa server và client:
thông tin dữ liệu hiển thị
Đóng cửa sổ này lại và filter sẽ tự động được áp dụng, Wireshark tiếp tục hiển thị đầy đủ và chính xác các package có liên quan:
sau khi áp dụng filter

Inspecting Packets:

Nhấn và chọn 1 package bất kỳ để kiểm tra các phần thông tin cụ thể hơn:
Inspecting Packets
Hoặc cũng có thể trực tiếp tạo filter tại đây, nhấn chuột phải vào phần thông tin chi tiết và chọn Apply as Filter để áp dụng:
tạo filter tại đây

Trên đây là một số thông tin cơ bản về cách sử dụng Wireshark để kiểm tra, phân tích dữ liệu và các gói tin trong hệ thống mạng. Dưới đây là một số thông tin thêm :

Xử lý các tính huống thực tế với WireShark PDF Print E-mail

A. Xử lý các tình huống về băng thông mạng

Anatomy of a Slow Download (cốt lõi của việc download chậm)
Tình huống: cả mạng download rất chậm
Tiến hành : đặt wireshark lắng nghe toàn bộ đầu ra của mạng
Phân thích : hình ảnh dưới đây cho thấy có rất nhiều kết nối TCP,HTTP điều này có nghĩa là có rất nhiều kết nối HTTP download dữ liệu về nên chiếm băng thông của mạng.
Hình 3.2-1: We need to filter out all of this HTTP and TCP traffic.
Mở cửa sổ Alalyze->Expert Infos để thấy thêm thông tin.

Hình 3.2-2: The Expert Infos window shows us chats, warnings, errors, and notes.
Mặc định Expert Infos hiển thị tất cả các thông tin. Nếu chỉ hiện thị Error+Warn+Note thì ta sẽ có các thông tin sau.

Hình 3.2-3: The Expert Infos window (sans chats) summarizes all of the problems with this download.
Hình trên cho thấy:
  • có rất nhiều kết nối TCP do chương trình Window update mở
  • có hiện tượng TCP Previous segment lost packets và các gói tin TCP gửi đi bị lặp ACK và bị drop, khiến TCP phải gửi lại gói tin.
có thể 2 nguyên nhân trên chiếm băng thông của mạng và làm giảm tốc độ download.
Khảo sát tiếp các thông tin theo hướng này ta nhận được các thông tin ở các hình phía dưới.

Hình 3.2-4: A fast retransmission is seen after a packet is dropped.
Statistics >TCP Stream Graph > Round Trip Time Graph

Hình 3.2-5: The round trip time graph for this capture
Các hình cho thấy dự đoán ở bước trên là chính xác. Các file sẽ không thể được download về nếu thời gian lớn hơn 0.1 s, thời gian lý tưởng là 0,04s.
Kết luận : nguyên nhân do download chậm là có nhiều chương trình Windows update (có thể các máy để auto update) và hiện tượng mất gói tin. Như vậy cần tắt bớt các chương trình Windows update.

Did That Server Flash Me?
Tình huống : anh Thanh phàn nàn rằng không thể truy cập vào một phần website Novell để download một số phần mềm cần thiết. Mỗi lần truy cập vào site đó trình duyệt đều tải vài tải nhưng có gì hơn thế nữa. Mạng có vấn đề gì không ?
Thông tin chúng ta có: sau khi kiểm tra sơ bộ thì tất cả các máy tính đều bình thường trừ máy tính của anh Thanh. Như vậy vấn đề nằm ở máy tính của anh Thanh.
Tiến hành: cài Wireshark và bắt gói tin khi truy cập website Novell trên máy của Thanh
Phân thích:
Thông tin nhận được khi bắt đầu có kết nối HTTP đến website Novell:

Hình 3.2-6: The capture begins with standard HTTP communication.
Từ phía client gửi gói tin RST để kết thúc kết nối HTTP:

Hình 3.2-7: Packets 28 and 29 present a problem.
Lý do gì khiến client gửi gói tin RST ? Sử dụng một trong các tính năng cao cấp của Wireshark là Follow TCP Stream để thấy chi tiết nội dung mà phía server Novell trả về khi dùng hàm GET của HTTP.

Hình 3.2-8: This Flash request is the source of our problem.
Như vậy có thể nhìn thấy, phần Flash được mở dưới dạng PopUp nhưng Thanh không thấy gì. Kiểm tra thì thấy trình duyệt khóa tính năng PopUP.
Kết luận : trình duyệt block popup

POP Goes the Email Server
Tình huống : gửi thư chậm trong cùng domain và khác domain. Thời gian nhận được thư từ khi gửi từ 5-10 phút.
Thông tin chúng ta có:
  • Mail của công ty sử dụng một mail server riêng.
  • Mail server dùng Post Office Protocol (POP) để nhận
Tiến hành:
Bắt gói tin tại máy mail server
Phân thích:
Thông tin về giao thức POP qua Wireshark

Hình 3.2-9: This capture includes a lot of POP packets.

Hình 3.2-10: Changing the time display format gives us an idea of how much data we are receiving in what amount of time.
Sử dụng Follow TCP Stream để xem nội dung thư có file đính kèm thì nhận thấy như sau:

Hình 3.2-10: The details of packet 1 show information about the email being sent.
File đính kèm được chèn rất nhiều kí tự giống nhau vào để tăng kích thước file đính kèm, kiểm tra tiếp số lượng mail như thế này thì thấy số lượng lớn.
Có thể đi đến kết luận mail server bị spam làm cho năng lực xử lý các yêu cầu gửi đến bị giảm xuống, tương tự như tấn công từ chối dịch vụ.
Hướng giải quyết : tìm và phát hiện nguồn của thư rác, có thể dùng blacklist để cấm các địa chỉ gửi thư rác.
Kết luận : spam mail với file attach lớn

B. Một số tình huống an ninh mạng cơ bản

OS Fingerprinting (Nhận dạng OS)
OS Fingerprinting là một kỹ thuật phổ biến được các haker sử dụng để thu thập các thông tin về server từ xa, từ đó có những thông tin hữu ích để thực hiện các bước tấn công tiếp theo.
Như xác định các lỗi có thể có với server mục tiêu, chuẩn bị các công cụ phù hợp cho cuộc tấn công.
Một trong các kỹ thuật xử dụng là gửi các gói tin ICMP ít thông dụng.
  • Sử dụng ICMP traffic,dùng ping sẽ không bị “cảnh báo”
  • Sử dụng traffic like Timestamp request/reply, Address mask request, Information request không phổ biến lắm.


Hình 3.3-1: This is the kind of ICMP traffic you don’t want to see.
Dùng các ICMP request không phổ biến như trên đôi khi sẽ nhận được những thông tin từ mục tiêu phản hồi lại.
Nếu các request đó được chấp nhận thì có thể dùng ICMP-based OS fingerprinting scans để quét thử.
Xử lý : vì các traffic thông thường sẽ không bao giờ thấy các gói ICMP loại 13,15,17 do đó chúng ta có thể tạo ra bộ lọc để lọc các gói này.
Ví dụ : icmp .type==13 || icmp .type==15 || icmp .type==17.
A Simple Port Scan (quét cổng ở dạng đơn giản)
Một trong các chương trình quét port nhanh và phổ biến nhất là : nmap
Mục tiêu của người tấn công:
  • tìm các port mở
  • xác định các tunnel bí mật
Chúng ta có thể nhận dạng việc quét cổng bằng cách đặt máy “nghe” trên máy chủ cần bảo vệ để theo dõi.


Hình 3.3-2: A port scan shows multiple connection attempts on various ports.
Như trên hình có thể nhận ra rằng có những kết nối rất đáng nghi ngờ giữa máy 10.100.25.14 (local machine) và máy 10.100.18.12 (remote computer).
Log file cho thấy máy tính từ xa (remote computer) gửi gói tin đến rất nhiều cổng khác nhau trên máy local ví dụ cổng 21,1028…
Nhưng đặc biệt là những cổng nhạy cảm như telnet (22), microsoft-ds, FTP (21), và SMTP (25) những cổng này được gửi số lượng gói tin lớn hơn vì đây là những cổng có khả năng xâm nhập cao do lỗi của những ứng dụng sử dụng cổng này. Các gói tin đó có thể là các đoạn mã khai thác.

Blaster Worm (Sâu Blaster)
Hiện tượng: Máy tính phía client hiển thị của sổ thông báo shutdown máy trong vòng 60s. Các thông báo này xuất hiện liên tục.
Thông tin chúng ta có:
  • máy tính client đã cài chương trình diệt virus mới nhất tại thời điểm đó
Tiến hành:
Cài đặt Wireshark trên máy có virus.
Phân tích:
Màn hình Wireshark đã thể hiện các hành vi có nguy hại đến máy tính của virus Blaster, được thể hiện bằng màu đỏ, đen.

Hình 3.3-3: We shouldn’t see this level of network activity with only the timer running on this machine. Một trong các kinh nghiệm để phát hiện virus là xem dữ liệu các gói tin ở dạng thô (raw), rất có thể sẽ có những thông tin hữu ích.

Hình 3.3-4: No useful information can be discerned from packet 1.
Sau khi tìm một số gói tin thì thấy có gói tin mang lại thông tin hữu ích.
Hình 3.3-5, chúng ta thấy có địa chỉ trỏ đến thư mục C:\WINNT\System32. Thư mục này là một trong những thư mục quan trong nhất của hệ điều hành Windows.

Hình 3.3-5: The reference to C:\WINNT\System32 means something might be accessing our system files.
Tiếp tục tìm thông tin theo cách trên, phát hiện ra tên chương trình của sâu Blaster như ở hình 3.3-6
.

Hình 3.3-6: Packet 4 shows a reference to msblast.exe.
Khi đã xác định được ví trí file của virus ta sẽ có nhiều cách giải quyết theo các mục đích khác nhau. Đối với người dùng thông thường thì tắt tiến trình có tên đó sau đó xóa các file virus đó đi…
Trong khuôn khổ tiểu luận chúng tôi đã nêu ra một số vấn đề cơ bản có thể xử lý bằng cách sử dụng Wireshark và kỹ năng phân tích gói tin.
Ngoài ra còn có rất nhiều tình huống khác và các tình huống nâng cao hơn tuy nhiên chúng tôi không đề cập ở đây.
Các vấn đề khác bạn đọc có thể tham khảo thêm qua tài liệu chúng tôi nêu ở phần phụ lục.

Phân tích gói tin với WIRESHARK PDF Print E-mail
Giới thiệu qua một chút về Wireshark

- WireShark có một bề dầy lịch sử. Gerald Combs là người đầu tiên phát triển phần mềm này. Phiên bản đầu tiên được gọi là Ethereal được phát hành năm 1998. Tám năm sau kể từ khi phiên bản đầu tiên ra đời, Combs từ bỏ công việc hiện tại để theo đuổi một cơ hội nghề nghiệp khác. Thật không may, tại thời điểm đó, ông không thể đạt được thoả thuận với công ty đã thuê ông về việc bản quyền của thương hiệu Ethereal. Thay vào đó, Combs và phần còn lại của đội phát triển đã xây dựng một thương hiệu mới cho sản phẩm “Ethereal” vào năm 2006, dự án tên là WireShark.
- WireShark đã phát triển mạnh mẽ và đến nay, nhóm phát triển cho đến nay đã lên tới 500 cộng tác viên. Sản phẩm đã tồn tại dưới cái tên Ethereal không được phát triển thêm.
- Lợi ích Wireshark đem lại đã giúp cho nó trở nên phổ biến như hiện nay. Nó có thể đáp ứng nhu cầu của cả các nhà phân tích chuyên nghiệp và nghiệp dư và nó đưa ra nhiều tính năng để thu hút mỗi đối tượng khác nhau.

Các giao thực được hỗ trợ bởi WireShark:

WireShark vượt trội về khả năng hỗ trợ các giao thức (khoảng 850 loại), từ những loại phổ biến như TCP, IP đến những loại đặc biệt như là AppleTalk và Bit Torrent. Và cũng bởi Wireshark được phát triển trên mô hình mã nguồn mở, những giao thức mới sẽ được thêm vào. Và có thể nói rằng không có giao thức nào mà Wireshark không thể hỗ trợ.
  • Thân thiện với người dùng: Giao diện của Wireshark là một trong những giao diện phần mềm phân tích gói dễ dùng nhất. Wireshark là ứng dụng đồ hoạ với hệ thống menu rât rõ ràng và được bố trí dễ hiểu. Không như một số sản phẩm sử dụng dòng lệnh phức tạp như TCPdump, giao diện đồ hoạ của Wireshark thật tuyệt vời cho những ai đã từng nghiên cứu thế giới của phân tích giao thức.
  • Giá rẻ: Wireshark là một sản phẩm miễn phí GPL. Bạn có thể tải về và sử dụng Wireshark cho bất kỳ mục đích nào, kể cả với mục đích thương mại.
  • Hỗ trợ: Cộng đồng của Wireshark là một trong những cộng đồng tốt và năng động nhất của các dự án mã nguồn mở.
  • Hệ điều hành hỗ trợ Wireshark: Wireshark hỗ trợ hầu hết các loại hệ điều hành hiện nay.
1. Một số tình huống cơ bản
Trong phần này chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề cụ thể hơn. Sử dụng Wireshark và phân tích gói tin để giải quyết một vấn đề cụ thể của mạng.
Chúng tôi xin đưa ra một số tình huống điển hình.
A Lost TCP Connection (mất kết nối TCP)
Một trong các vấn đề phổ biến nhất là mất kết nối mạng.Chúng ta sẽ bỏ qua nguyên nhân tại sao kêt nối bị mất, chúng ta sẽ nhìn hiện tượng đó ở mức gói tin.
Ví dụ:
Một ví truyền file bị mất kết nối:
Bắt đầu bằng việc gửi 4 gói TCP ACK từ 10.3.71.7 đến 10.3.30.1.


Hình 3.1-1: This capture begins simply enough with a few ACK packets. Lỗi bắt đầu từ gói thứ 5, chúng ta nhìn thấy xuất hiện việc gửi lại gói của TCP.

Hình 3.1-2: These TCP retransmissions are a sign of a weak or dropped connection.
Theo thiết kế, TCP sẽ gửi một gói tin đến đích, nếu không nhận được trả lời sau một khoảng thời gian nó sẽ gửi lại gói tin ban đầu. Nếu vẫn tiếp tục không nhận được phản hồi, máy nguồn sẽ tăng gấp đôi thời gian đợi cho lần gửi lại tiếp theo.


Như ta thấy ở hình trên, TCP sẽ gửi lại 5 lần, nếu 5 lần liên tiếp không nhận được phản hồi thì kết nối được coi là kết thúc.
Hiện tượng này ta có thể thấy trong Wireshark như sau:
Hình 3.1-4: Windows will retransmit up to five times by default.
Khả năng xác định gói tin bị lỗi đôi khi sẽ giúp chúng ta có thể phát hiện ra mấu trốt mạng bị mất là do đâu.
Unreachable Destinations and ICMP Codes (không thể chạm tới điểm cuối và các mã ICMP)
Một trong các công cụ khi kiểm tra kết nối mạng là công cụ ICMP ping. Nếu may mắn thì phía mục tiêu trả lời lại điều đó có nghĩa là bạn đã ping thành công, còn nếu không thì sẽ nhận được thông báo không thể kết nối tới máy đích. Sử dụng công cụ bắt gói tin trong việc này sẽ cho bạn nhiều thông tin hơn thay vì chỉ dung ICMP ping bình thường. Chúng ta sẽ nhìn rõ hơn các lỗi của ICMP.
Hình 3.1-5: A standard ping request from 10.2.10.2 to 10.4.88.88
Hình dưới đây cho thấy thông báo không thể ping tới 10.4.88.88 từ máy 10.2.99.99.
Như vậy so với ping thông thường thì ta có thể thấy kết nối bị đứt từ 10.2.99.99. Ngoài ra còn có các mã lỗi của ICMP, ví dụ : code 1 (Host unreachable)
Hình 3.1-6: This ICMP type 3 packet is not what we expected.
Unreachable Port (không thể kết nối tới cổng)
Một trong các nhiệm vụ thông thường khác là kiểm tra kết nối tới một cổng trên một máy đích. Việc kiểm tra này sẽ cho thấy cổng cần kiểm tra có mở hay không, có sẵn sang nhận các yêu cầu gửi đến hay không.
Ví dụ, để kiểm tra dịch vụ FTP có chạy trên một server hay không, mặc định FTP sẽ làm việc qua cổng 21 ở chế độ thông thường. Ta sẽ gửi gói tin ICMP đến cổng 21 của máy đích, nếu máy đích trả lời lại gói ICMP loại o và mã lỗi 2 thì có nghĩa là không thể kết nối tới cổng đó.s
Fragmented Packets


Hình 3.1-7: This ping request requires three packets rather than one because the data being transmitted is
above average size.
Ở đây có thể thấy kích thước gói tin ghi nhận được lớn hơn kích thước gói tin mặc định gửi đi khi ping là 32 bytes tới một máy tính chạy Windows.
Kích thước gói tin ở đây là 3,072 bytes.
Determining Whether a Packet Is Fragmented (xác định vị trí gói tin bị phân đoạn)
No Connectivity (không kết nối)
Vấn đề : chúng ta có 2 nhân viên mới Hải và Thanh và được sắp ngồi cạnh nhau và đương nhiên là được trang bị 2 máy tính. Sauk hi được trang bị và làm các thao tác để đưa 2 máy tính vào mạng, có một vấn đề xảy ra là máy tính của Hải chạy tốt, kết nối mạng bình thường, máy tính của Thanh không thể truy nhập Internet. Mục tiêu : tìm hiểu tại sao máy tính của Thanh không kết nối được Internet và sửa lỗi đó.
Các thông tin chúng ta có
  • cả 2 máy tính đều mới
  • cả 2 máy đều được đặt IP và có thể ping đến các máy khác trong mạng
Nói tóm lại là 2 máy này được cấu hình không có gì khác nhau.
Tiến hành
Cài đặt Wireshark trực tiếp lên cả 2 máy.
Phân tích
Trước hết trên máy của Hải ta nhìn thấy một phiên làm việc bình thường với HTTP. Đầu tiên sẽ có một ARP broadcast để tìm địa chỉ của gateway ở tầng 2, ở đây là 192.168.0.10. Khi máy tính của Hải nhận được thông tin nó sẽ bắt tay với máy gateway và từ đó có phiên làm việc với HTTP ra bên ngoài.

Hình 3.1-8: Hải’s computer completes a handshake, and then HTTP data transfer begins.
Trường hợp máy tính của Thanh

Hình 3.1-9: Thanh’s computer appears to be sending an ARP request to a different IP address.
Hình trên cho thấy yêu cầu ARP không giống như trường hợp ở trên. Địa chỉ gateway được trả về là 192.168.0.11.
Như vậy có thể thấy NetBIOS có vấn đề.

NetBIOS là giao thức cũ nó sẽ được thay thế TCP/IP khi TCP/IP không hoạt động. Như vậy là máy của Thanh không thể kết nối Internet với TCP/IP.
Chi tiết yêu cầu ARP trên 2 máy :
Máy Hải

Máy Thanh

Kết luận : máy Thanh đặt sai địa chỉ gateway nên không thể kết nối Internet, cần đặt lại là 192.168.0.10.

The Ghost in Internet Explorer (con ma trong trình duyệt IE)
Hiện tượng : máy tính của A có hiện tượng như sau, khi sử dụng trình duyệt IE, trình duyệt tự động trỏ đến rất nhiều trang quảng cáo. Khi A thay đổi bằng tay thì vẫn bị hiện tượng đó thậm chí khở động lại máy cũng vẫn bị như thế.
Thông tin chúng ta có
  • A không thạo về máy tính lắm
  • Máy tính của A dùng Widows XP, IE 6
Tiến hànhVì hiện tượng này chỉ xảy ra trên máy của A và trang home page của A bị thay đổi khi bật IE nên chúng ta sẽ tiếp hành bắt gói tin từ máy của A. Chúng ta không nhất thiết phải cài Wireshark trực tiếp từ máy của A. Chúng ta có thể dùng kỹ thuật
“Hubbing Out” .
Phân tích
Hình 3.1-13: Since there is no user interaction happening on A’s computer at the time of this capture, all of these packets going across the wire should set off some alarms.
Chi tiết gói tin thứ 5:

Hình 3.1-14: Looking more closely at packet 5, we see it is trying to download data from the Internet.
Từ máy tính gửi yêu cầu GET của HTTP đến địa chỉ như trên hình.

Hình 3.1-15: A DNS query to the weatherbug.com domain gives a clue to the culprit.
Gói tin trả lại bắt đầu có vấn đề : thứ tự các phần bị thay đổi.
Một số gói tiếp theo có sự lặp ACK.

Hình 3.1-16: A DNS query to the weatherbug.com domain gives a clue to the culprit.
Sau một loạt các thay đổi trên thì có truy vấn DNS đến deskwx.weatherbug.com
Đây là địa chỉ A không hề biết và không có ý định truy cập.

Như vậy có thể là có một process nào đó đã làm thay đổi địa chỉ trang chủ mỗi khi IE được bật lên. Dùng một công cụ kiểm tra process ẩn ví dụ như Process Explore và thấy rằng có tiến trình weatherbug.exe đang chạy. Sau khi tắt tiến trình này đi không còn hiện tượng trên nữa.
Thông thường các tiến trình như weatherbug có thể là virus, spyware.
Giao diện Process Explore

Lỗi kết nối FTP
Tình huống : có tài khoản FTP trên Windows Server 2003 đã update service packs vừa cài đặt xong, phần mềm FTP Server hoàn toàn bình thường, khoản đúng nhưng không truy nhập được.
Thông tin chúng ta có
  • FTP làm việc trên cổng 21
Tiến hành
Cài đặt Wireshark trên cả 2 máy.
Phân tích
Client:

Hình 3.1-19: The client tries to establish connection with SYN packets but gets no response; then it sends a
few more.
Client gửi các gói tin SYN để bắt tay với server nhưng không có phản hồi từ server.
Server :

Hình 3.1-20: The client and server trace files are almost identical.
Có 3 lý do có thể dẫn đến hiện tượng trên
  • FTP server chưa chạy, điều này không đúng vì FTP server của chúng ta đã chạy như kiểm tra lúc đầu
  • Server quá tải hoặc có lưu lượng quá lớn khiến không thể đáp ứng yêu cầu. Điều này cũng không chính xác vì server vừa mới được cài đặt.
  • Cổng 21 bị cấm ở phía clien hoặc phía server hoặc ở cả 2 phía. Sau khi kiểm tra và thấy rằng ở phía Server cấm cổng 21 cả chiều Incoming và Outgoing trong Local Security Policy


Kết luận
Đôi khi bắt gói tin không cho ta biết trực tiếp vấn đề nhưng nó đã hạn chế được rất nhiều trường hợp và giúp ta đưa ra suy đoán chính xác vấn đề là gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét